Thành cổ Đồng Hới – Di tích lịch sử hào hùng ở Quảng Bình

Thành phố Đồng Hới – Trung tâm đầu não của tỉnh Quảng Bình, được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng với dòng sông Nhật Lệ chảy quanh. Không chỉ được biết đến với những địa điểm du lịch hấp dẫn, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử lâu đời có giá trị đặc biệt. Trong số đó phải kể đến Thành Cổ Đồng Hới – một công trình thành lũy quân sự có kiến trúc đặc biệt, một chứng tích lịch sử quan trọng, ghi lại thời chiến tranh ác liệt và sự hy sinh anh dũng của người dân nơi đây. Trong chuyến hành trình về với thành phố mộng mơ lần này, hãy cùng QBTravel khám phá những dấu ấn đặc biệt được lưu lại tại Thành cổ Đồng Hới nhé!

Đôi nét về thành cổ Đồng Hới Quảng Bình – Chứng nhân lịch sử

Thành cổ Đồng Hới, hay còn gọi là Định Bắc Trường Thành là một trong những điểm đến nổi bật mà du khách nhất định phải ghé thăm khi có dịp đi du lịch Đồng Hới. Đây là một công trình thành lũy quân sự được xây dựng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi trên con đường xuyên Việt Bắc – Nam, với bốn bề đều là các địa điểm, mạch lưu thông chính. Phía Bắc là đường đi Hà Nội, phía Đông trông ra con sông Nhật Lệ hiền hòa, phía Tây cách rừng vài kilomet, thuận đường đi lên Đức Ninh, còn phía Nam là đường vào Huế. Nằm ở vị trí thuận lợi như vậy nên nơi đây được xem như nút thắt lớn, ghi lại nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. 

thanh-co-dong-hoi
Thành cổ Đồng Hới, hay còn gọi là Định Bắc Trường Thành

Thành cổ Đồng Hới được hình thành như thế nào?

Việc xây dựng Thành Đồng Hới bắt đầu vào năm Gia Long thứ 10 (1812). Thành được xây dựng trên đất của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Nơi mà khi xưa được cho xây dựng Tường thành Trấn Ninh đồn Đông Hải (1774) thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Vào thời kỳ đầu này, thành Đồng Hới chỉ được xây dựng bằng cách đắp đất vô cùng đơn sơ.

thanh-co-dong-hoi-
Bản đồ xây dựng thành cổ Đồng Hới

Vào năm 1820-1840, sau khi vua Gia Long mất, Minh Mạng thứ 5 lên ngôi, thành cổ Quảng Bình được cho xây dựng lại bằng gạch và đất đá. Năm 1824, vua Minh Mạng yêu cầu sĩ quan người Pháp Olivic De Puname thiết kế lại thành Đồng Hới dựa trên phong cách kiến ​​trúc Vô Băng của các thành lũy quân sự, mở 3 cửa Bắc – Đông – Nam. Năm 1842, sau hai năm lên ngôi, lệnh cho Sở Thượng thư cùng quân dân địa phương tu sửa thành này và các cửa thành của hệ thống đồn lũy. Thành Cổ có kiến ​​trúc đẹp theo kiểu “Múi Khế”, trong đó có 4 múi nhỏ và 4 múi lớn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Tây Nam – Đông Bắc.

Dấu ấn lịch sử tại Thành cổ Đồng Hới

Thành cổ Quảng Bình lưu lại rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Từ thời Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ cho đến những năm chinh chiến chống Pháp, Mỹ, chống thù trong giặc ngoài lấy lại hòa bình cho dân tộc…. 

thanh-co-dong-hoi-
Ảnh Thành cổ Đồng Hới trước kia

Phải kể đến năm 1885, khi thực dân Pháp tấn công vào miền Trung và thành cổ Quảng Bình trở thành nơi phòng thủ của quân triều Nguyễn. Tuy nhiên, trước sự hèn nhát của các vua và quan nhà Nguyễn, họ đã sớm từ bỏ. Thực dân Pháp vào ngày 19/7/1885 đã tấn công thành Đồng Hới lần thứ hai và thành này rơi vào tay quân Pháp, mở đầu cho thời kỳ Quảng Bình bị thực dân Pháp xâm lược. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quảng Bình và Đồng Hới ngày càng giác ngộ cách mạng, vùng lên cùng cả nước khởi nghĩa, khôi phục chính quyền về tay nhân dân. Đêm 22-23/ 8/1945, nhân dân dưới sự chỉ huy của Ủy ban khởi nghĩa đánh thành giành chính quyền. Thành cổ Đồng Hới rợp bóng cờ đỏ sao vàng với những nụ cười, ánh mắt ngời sáng, niềm tin chiến thắng và tinh thần cách mạng cháy bỏng. 

thanh-co-dong-hoi-1
Cổng Thành cổ Đồng Hới Quảng Bình xưa

Rồi tiếp đến là những ngày thành Đồng Hới sẵn sàng đối mặt với nguy cơ bị giặc Pháp xâm lược mới. Ngày 27/3/1947, bọn thực dân Pháp cho máy bay  và 3 tàu chiến cùng xe lội nước tấn công vào thành cổ Đồng Hới, với tham vọng nhanh chóng đánh chiếm và tiêu diệt ngay chính quyền và bộ đội chủ lực của tỉnh, những cả 3 lần đều bị quân dân đánh chặn. Sau ba lần phải rút quân, thực dân Pháp sử dụng toàn bộ lực lượng trong cuộc tấn công. Nhận thấy lực lượng địch quá mạnh nên quân ta tạm thời rút lui để củng cố quân, tập kết về các cứ điểm an toàn. Một lần nữa thực dân Pháp đánh chiếm thành Đồng Hới.

thanh-co-dong-hoi-11
Một đoạn tường của di tích Thành cổ Quảng Bình còn sót lại

Mặc dù được củng cố phòng thủ nghiêm ngặt, nhưng trong 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp vẫn không ngủ yên trong thành Quảng Bình, liên tiếp bị quân dân Đồng Hới cũng như quân Việt Minh tấn công, gây nhiều thiệt hại. Và cuối cùng, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta đã đi đến thắng lợi. Pháp bị thất bại cay đắng ở Điện Biên Phủ và trên tất cả các chiến trường phải ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Vào ngày 18/8/1954, thành Đồng Hới hoàn toàn được giải phóng.

Trong những năm giặc Mỹ  đánh phá miền Bắc, thành cổ Đồng Hới là một trong những mục tiêu chúng tập trung đánh phá. Ba cổng được xây theo kiểu tam quan và xây ba cầu vòm bằng gạch đều bị giặc Mỹ tàn phá, nửa phần còn lại của tòa thành phía Bắc và Tây bị nứt, trũng, chia làm 15 đoạn và nhiều đoạn vẫn còn vết đạn.

Kiến trúc và vẻ đẹp Thành cổ Đồng Hới

Thành được thiết kế có dạng hình học rõ ràng với các góc lồi lõm phù hợp với điều kiện quân sự phát triển. Có một con hào rộng và sâu bên ngoài thành. Thành là sự kết hợp giữa kiến ​​trúc quân sự Châu Âu với tinh hoa địa phương, được thể hiện qua lối xây dựng bằng gạch, vữa trộn mật mía với cát, không tô trát, gạch nung cao. 

Chu vi của thành là 1860 m, cao 4 m, tường rộng 1 m35, móng dày 2 m. Mặt chính của tòa thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn: cổng đông và cổng bắc, cổng nam. Có những gian nhà tám mái ở cổng. Theo lối cổng thành ra bên ngoài qua một cây cầu gạch hình vòm đẹp mắt. Hai cổng Nam-Bắc xây lệch nhau để bên ngoài không nhìn vào thấy được bên trong thành.

thanh-co-dong-hoi-12
Thành cổ Đồng Hới ngày nay

Ngày 21/01/1992, Thành Đồng Hới được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Tháng 8 năm 2005, tỉnh Quảng Bình đã trùng tu thành với tổng ước tính khoảng 31 tỷ đồng. Cho đến nay, thành cổ Đồng Hới đã được phục dựng bằng gạch. Các đường đi cũng được trải gạch và có hệ thống đèn điện sáng bóng đẹp mắt. Ngày nay thành cổ Quảng Bình vẫn là trung tâm đầu não của thành phố, trong thành là các cơ quan chính quyền quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bao quanh thành là con hào chiến sự năm xưa, nay là dòng sông nước trong vắt êm đềm chảy quanh. Bên ngoài hào phía nam và đông đã được chuyển đổi thành một công viên nhỏ với những quán cà phê mọc lên để phục vụ du khách. 

thanh-co-dong-hoi-13
Di tích thành Đồng Hới được phục dựng lại ngày nay

Tòa thành cổ Đồng Hới ngày nay tuy chỉ còn sót lại một phần,.nhưng nó đã, đang và sẽ luôn gắn bó mật thiết với thành phố và vùng đất Quảng Bình. Là một anh hùng trong chiến tranh, là người bạn đồng hành cùng tỉnh nhà phát triển trong thời bình. Mặt khác, những ngôi nhà mọc lên san sát nhau thể hiện sự sống động của một đô thị trẻ Đồng Hới xưa – một di tích đẹp giữa lòng thành phố Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Bình gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây.

Kinh nghiệm du lịch thành cổ Đồng Hới

Thành cổ Đồng Hới ở đâu?

Thành Quảng Bình nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố, cách biển Nhật Lệ 1500m. Trước kia thuộc địa phận 2 xã Đông Hải và Phú Minh, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, nay là phường Hải Đình và Đồng Phú, trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bạn có thể kết hợp đến thăm một vài địa điểm khác gần Thành cổ Quảng Bình trong chuyến hành trình khám phá di tích lịch sử tại Đồng Hới như Nhà thờ Tam Tòa, Quảng trường Hồ Chí Minh… 

Nếu bạn xuất phát từ Nhà thờ Tam Tòa, bạn có thể đi qua đường Nguyễn Du và Quách Xuân Kỳ. Chỉ mất hơn 10 phút đi bộ hoặc 2 phút nếu đi xe là bạn đã có thể khám phá được hết vẻ đẹp của các chứng tích lịch sử còn lưu lại tại Đồng Hới. Ngoài ra, Quảng Bình Quan – một phần di tích còn sót lại của thành cổ cũng chỉ cách Cửa Đông 600m đi bộ.

Đi đến thành cổ Đồng Hới bằng phương tiện gì?

Chuẩn bị một phương tiện di chuyển phù hợp khi đi thăm các điểm di tích lịch sử ở Đồng Hới cũng quan trọng không kém. Vì Đồng Hới nằm ở vị trí quan trọng trong chuyến hành trình xuyên việt Bắc – Nam, lại sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ thu hút không ít khách du lịch ghé đến. Phương tiện giao thông ở đây khá đa dạng, từ đường hàng không, đường sắt, đường thủy cho đến đường bộ. 

thanh-co-dong-hoi-14
Phương tiện giao thông ở Đồng Hới khá đa dạng, từ đường hàng không, đường sắt, đường thủy cho đến đường bộ

Do đó bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Đồng Hới bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách. Sẽ dễ dàng tìm được các chuyến bay của các hãng như Vietjetair, Vietnam Airlines, hay Bamboo Airway… di chuyển từ các tỉnh lân cận đến Đồng Hới. Chỉ mất hơn 1 giờ di chuyển bạn đã có thể bắt đầu chuyến du lịch của mình tại thành phố biển mộng mơ này. Hay di chuyển bằng tàu hỏa, bạn vừa có thể chiêm ngưỡng rõ hơn khung cảnh tuyệt đẹp 2 bên đường, lại vừa tiết kiệm chi phí đi lại khi chỉ phải trả mức giá phân nửa so với máy bay. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa thì xe khách chính là sự lựa chọn tối ưu nhất.

thanh-co-dong-hoi-15
Di chuyển đến Đồng Hới bằng đường sắt là trải nghiệm thú vị mà du khách nên thử

Khi đã đến Đồng Hới, bạn có thể di chuyển giữa các điểm đến trong thành phố bằng cách thuê xe điện, thuê taxi, xe ôm hoặc đi bộ nếu đi thăm cụm di tích lịch sử Thành cổ Quảng Bình – Quảng Bình Quan – Nhà thờ Tam Tòa… Tuy nhiên để chuyến du lịch chủ động và trọn vẹn hơn, thuê xe máy tại Đồng Hới để di chuyển có lẽ là quyết định đúng đắn nhất. Bởi với cách này, bạn có thể tiết kiệm thời gian đi lại so với đi bộ, tiết kiệm chi phí hơn so với taxi, xe điện. Và đặc biệt là có thể làm chủ chuyến hành trình của mình, di chuyển đến bất cứ đâu mà không sợ ngại đường xa chi phí đắt. Như vậy chuyến du lịch thăm thú Đồng Hới của bạn có thể hoàn hảo và trọn vẹn hơn đấy!

thanh-co-dong-hoi-16
Thuê xe máy tại Đồng Hới để di chuyển vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiện lợi

Lịch trình kết hợp khi đến thăm Thành Đồng Hới

Nằm ở ngay trung tâm thành phố nên rất dễ dàng đi đến tham quan thành cổ Đồng Hới. Các bạn có thể bắt xe đến check in tại cổng Đông thành Đồng Hới trên đường Lê Duẩn, gần ngay khách sạn Sài Gòn Quảng Bình. Sau đó, dạo một vòng quanh thành để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, những giá trị lịch sử quý báu.

thanh-co-dong-hoi-17
Thành cổ Đồng Hới nằm giữa lòng thành phố

Khi đến thành cổ Quảng Bình, bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm du lịch khác tại TP. Đồng Hới như: di tích Nhà thờ Tam Tòa, Tượng đài Mẹ Suốt, Chợ Đồng Hới… để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và của những công trình kiến ​​trúc nghệ thuật trên vùng đất xinh đẹp này nhé.

thanh-co-dong-hoi-18
Nhà thờ Tam Tòa ở gần Thành cổ Quảng Bình

Ngoài ra bạn cũng có thể ghé thăm một số quán ăn nổi bật để thưởng thức hương vị đặc trưng của tỉnh Quảng Bình. Vì Thành Đồng Hới nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố nên bạn hoàn toàn có thể tìm thấy cho mình một số quán ăn nổi bật tại đây như quán đặc sản nổi tiếng lươn đồng chị Ngạnh ở 18 Hoàng Hoàng Diệu, Đồng Hới, Nem – Bún Thịt Nướng Ly Ly ở 24 Hai Bà Trưng, Đồng Phú, TP Đồng Hới hay Bánh khoái Tứ Quý Quảng Bình ở 17 Cô Tám, Phường Hải Đình, TP Đồng Hới… Đây đều là những quán đặc sản nổi tiếng tại Đồng Hới mà bạn nhất định phải ghé qua nếu có dịp đến thăm.

thanh-co-dong-hoi-19
Bánh khoái Quảng Bình

Cửa Đông thành Đồng Hới 

Cửa Đông thành Đồng Hới sát với sông và cửa biển Nhật Lệ, nằm trên đường Lê Duẩn, thành phố Đồng Hới. Đây là một đoạn quan trọng của Thành cổ Quảng Bình vẫn còn sót lại. Thành cổ Đồng Hới đoạn phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam – Bắc bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Cây cầu phía đông vẫn giữ lại được, nhưng không còn nguyên bản như lúc ban đầu. 

thanh-co-dong-hoi-20
Cổng Đông thành cổ Đồng Hới

Mặc dù bị phá hủy nhiều lần trong hai cuộc chiến tranh nhưng Thành Đồng Hới vẫn giữ được những yếu tố nguyên sơ cần thiết trong chiến tranh. Đặc biệt trong những năm 2002-2009 cổng phía đông và cầu, những phần tường còn lại đã được ngành văn hóa tỉnh Quảng Bình trùng tu, tôn tạo. Các phần tường mới có thể được nhận biết rõ ràng qua màu sắc của các viên gạch.

Quảng Bình Quan – Di tích được phục chế

Nằm trong Hệ thống Lũy Thầy và đồng thời cũng là một phần còn sót lại của thành cổ Đồng Hới sau chiến tranh, Quảng Bình Quan (mới được phục dựng) cũng là một trong những điểm đến đặc biệt mà bạn có thể ghé thăm khi đến thăm thành Quảng Bình. Nằm ở trung tâm phường Đông Hải, giữa bốn con đường: phía đông là đường Mẹ Suốt đi xuống bến tàu sông Nhật Lệ, phía tây là đường đi Đức Ninh, phía Nam là đường vào Huế và phía Bắc là đường lên Hà Nội. Quảng Bình Quan cũng có nhiều tên gọi, có người thì nói là cửa vào dinh Quảng Bình, người thì nói là cổng Bình Quan.

thanh-co-dong-hoi-21
Quảng Bình Quan – một di tích của Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình Quan dưới thời Nguyễn, được xây dựng bằng đất vào năm 1631, là hệ thống tường thành cổ được xây dựng để bảo vệ Hoàng thành nhà Nguyễn. Quảng Bình Quan có vị trí quan trọng bảo vệ trục đường chính bắc nam và đường thủy cửa sông Nhật Lệ. 

thanh-co-dong-hoi-22
Quảng Bình Quan

Năm 1961 Quảng Bình Quan được trùng tu và sửa chữa gần như đúng với nguyên bản. Đến năm 1965 thì gần như bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được khôi phục lại như cũ. Du khách từ bắc vào nam chạy xe qua khu vực tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan. Tượng đài có giá trị lịch sử và nghệ thuật, nó đã tìm đường đi vào văn học và thơ ca.

Nếu có cơ hội du lịch Quảng Bình, bạn nhất định phải ghé thăm và khám phá thành phố Đồng Hới xinh đẹp với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và những di tích lịch sử quan trọng như Thành cổ Đồng Hới. Để hiểu thêm về xứ sở hoa hồng xinh đẹp và yên bình, nơi có những câu chuyện lịch sử bao năm vẫn đủ sức lay động người nghe.