Nói về Quảng Bình, người ta không chỉ nói đến vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, phong cảnh nên thơ hữu tình. Nhắc tới đây còn là nhắc tới các di tích lịch sử của những hào kiệt như: khu lăng mộ và nhà thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Cùng Qbtravel.vn tìm hiểu về Nguyễn Hữu Cảnh và khám phá khu lăng mộ của ông tại Quảng Bình khi có dịp đi du lịch Quảng Bình nhé.
Nguyễn Hữu Cảnh là ai?
Danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) sinh ra trong gia đình có truyền thống có công với đất nước, cũng là hậu duệ 9 đời của Nguyễn Trãi, văn võ song toàn. Cha ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Đạt – người đóng góp nhiều trong việc giúp chúa Nguyễn trong cuộc đối đầu với chúa Trịnh. Nguyễn Hữu Cảnh là một lãnh tướng tài ba. Ông đã có công trong công cuộc xây dựng nền móng cho Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã lập được nhiều công lớn và được nhận chức Cai cơ (một chức võ quan bậc cao).

Khi tình hình biên giới Việt Chiêm diễn ra căng thẳng, Nguyễn Hữu Cảnh nhận nhiệm vụ đem quân đi dẹp. Ông tiếp tục lập được công lớn và được phong làm quan Trấn thủ. Đây là vùng đất mới nên ông chính là vị quan đầu tiên ở đây, ông được gọi là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh.

Vào thời Chúa Nguyễn, Phúc Chu đã cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền. Từ đó, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia trên lãnh thổ.
Tiểu sử Nguyễn Hữu Cảnh
Lớn lên trong thời kỳ loạn lạc, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ, binh lược, kinh thư để có thể theo cha đi chinh chiến. Ở tuổi còn trẻ, ông đã lập được nhiều chiến công. Hơn nữa, nhờ trí thông minh cũng như đóng góp to lớn của mình, chúa Nguyễn Phúc Tần đã phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) cho Nguyễn Hữu Cảnh vào lúc tuổi độ đôi mươi.

Năm 1698, được lệnh kinh lược xứ Đàng trong, ông tức tốc lên đường tới bờ sông Đồng Nai, chọn Cù Lao phố làm đại bản doanh. Tại đây ông đã thực hiện kế sách “định vùng-an dân” thông qua hai chủ trương chiến lược là “Khai phá đất hoang, mở rộng bờ cõi và ổn định, dàn xếp biên cương”.
Ông đã quy dân theo từng nhóm, cùng binh lính khai hoang đất rừng làm đất trồng trọt, ông cũng kêu gọi dân chúng miền ngũ Quảng vào chung sức xây dựng vùng đất mới. Từ vùng đất hoang vu, ông cùng quân dân đã không quản vất vả biến vùng đất hoang thành nơi trù phú, dân chúng khắp nơi tụ hội, khiến dân cư Đồng Nai- Gia Định tăng lên nhanh chóng cùng sự phát triển của kinh tế xã hội
Ngoài khai phá đất hoang, ông còn lập làng, mở xóm, tạo ấp, định thuế má cho dân. Ông lấy đất Đồng Nai lập thành Phủ Gia Định, huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình lập dinh Phiên Trấn( hiện cả hai là vùng đất biên hòa ngày nay). Bên cạnh đó, ông còn có chủ trương biến Cù Lao Phố thành thương cảng to nhất xứ Đàng Trong. Với chiến lược ở trên, Nguyễn Hữu Cảnh đã thiết lập cho nơi đây một cơ quan hành chính, giúp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở vùng đất khai sơ này.
Tháng 7 năm 1699, ông được điều đi dẹp loạn ở miền Tây Nam Bộ. Ông anh dũng bảo vệ bờ cõi, sau khi dẹp yên ông quay về đòn Cây Sao ( An giang) thì dịch bệnh lớn bùng lên, không may nhiễm bệnh khó cứu chữa lúc bấy giờ. Ngày 15 tháng 5 năm 1700, ông đến Rạch Gầm ( nay là huyện Châu Thành- Tiền Giang) thì qua đời.

Công lao to lớn của Nguyễn Hữu Cảnh đối với đất nước Việt Nam
Nguyễn Hữu Cảnh đã có công lao lớn trong cuộc kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh dưới thời chúa Hiến Tông Nguyễn Phúc Chi đã mở ra cương vực mới cho đất nước. Sau khi chọn Cù Lao Phố làm doanh trai, ông kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông, Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long,…

Từ một vùng đất hoang sơ, lưu dân tự phát, ông đã xây dựng phát triển tạo nền móng cho sự hình thành của Đồng Nai ngày nay. Bằng tài năng, uy đức của mình, cuộc kinh lược diễn ngắn ngủi trong hòa bình, hòa hợp dân tộc, tôn giáo nhưng có ý nghĩa to lớn trong công cuộc khai phá vùng Nam Bộ bấy giờ.

Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh – di tích lịch sử cấp quốc gia
Có thể với những người dân đất Bắc sẽ ít nghe được tên của ông, nhưng với người dân phía Nam nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng sẽ khó lòng quên được. Cho nên khi ông mất người dân đã an táng ông tại nơi kinh lược – Cù Lao Phố. Sau đó đã được hậu duệ di dời về xã Trường Thủy cho tới nay.
Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tọa lạc trên một ngọn đồi cao, không gian thoáng đãng, rộng rãi của dãy núi An Mã mây trời hùng vĩ, và phía dưới núi là hồ An Mã đẹp tựa cổ tích. Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh bình dị, không nguy nga tráng lệ như bao khu lăng mộ của những bậc danh tướng hay vua chúa nhưng được thiên nhiên dành tặng cho quang cảnh rộng rãi khiến cho khu lăng mộ càng uy nghiêm hơn, được hội tụ tinh hoa của đất trời.

Khu vực lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Trường Thủy (Lệ Thủy) được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, khu lăng mộ đã được mở rộng lên 4,9ha. Trong đó bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như lăng mộ, đầm sen, đồi thông , cầu đá ngọc, vườn cây ăn quả, công viên, bãi đỗ xe,… Đến đây chúng ta sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, hòa mình vào cảnh vật yên bình, nếu may mắn đi vào mùa cây ra quả có thể bạn sẽ được thưởng thức đó.
Để vào được lăng mộ bạn sẽ đi vào một khoảng sân rộng bao xung quanh là rừng thông và cây ăn quả, bước qua cầu đá ngọc bên dưới là đầm sen nở nộ quanh năm sẽ là tam quan trước bia mộ rồi sau đó mới tới mộ phần của Lễ Thành Hầu. Có một điểm đặc biệt là tất cả đều được làm bằng đá cẩm thạch.

Đặc biệt ở trong khuôn viên lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Quảng bình còn lưu giữ một tấm bia đã có giá trị. Đó là bia mộ của ông được tạc bằng đá cẩm thạch màu xanh với phong cách cuối triều Nguyễn. Tính từ chân, bia cao 1,2m; mặt trước của bia được trạm trổ những họa tiết phong cách cung đình.
Ở mặt trước bia được khắc 3 dòng chữ Hán. Mặt sau của bia là ngày tháng và tên của người lập nên bia mộ này: Nguyễn Hữu Bài viện trưởng Viện cơ mật, Đại thần thái tử thái phó, Phúc môn bá Đại học sĩ điện Võ Hiển ngày 16 tháng 7 năm 1925 mang con là Thị Dương tôn kính phụng lập bia mộ này.


Đường dẫn lên khu lăng mộ có khó đi không ?
Lăng mộ nằm trên dãy núi An Mã, xã Trường Thủy, Huyện Lệ Thủy; chỉ cách trung tâm huyện lệ Thủy 25km về phía nam theo đường chim bay. Để đến được khu lăng mộ, từ trung tâm huyện Lệ Thủy chúng ta có thể đi ôtô mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ dọc theo đường ĐT 10 nối vào đường Hồ Chí Minh với chiều dài chỉ 52 km.
Cung đường khá quanh co, nhiều khúc cua gấp và có những đoạn đi trên đèo. Vì thế nên cần phải có tay lái vững vàng và quen đường nơi đây để đảm bảo chuyến đi vừa an toàn lại thú vị.
Đi trên cung đường này, các bạn sẽ được đi qua con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trong lịch sử kháng chiến của dân tộc ta. Nhưng sẽ là ác mộng cho những ai bị say xe cho nên hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi trải nghiệm nhé.


Lựa chọn phương tiện để lên khu lăng mộ?
Để di chuyển tới khu lăng mộ, bạn có thể thuê xe khách hoặc ô tô 4 chỗ để đi. Còn nếu đam mê du lịch “phượt” thì có thể lựa chọn đi phượt Quảng Bình bằng xe máy. Tuy nhiên, những khúc uốn cung đường nơi đây còn khá hẹp, với độ nghiêng dốc đủ để người ngồi sau phải ôm chặt lấy bạn. Ưu điểm của đi xe máy chính là có thể hít thở không khí thoáng mát, khoáng đath nơi đây. Nếu yêu thích mạo hiểm thì cung đường sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời.


Công lao to lớn của Nguyễn Hữu Cảnh đã và sẽ mãi được nhân dân cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng khắc ghi trong lòng. Khu lăng mộ là góp phần làm giàu đẹp di tích lịch sử, sự đóng góp của ông, là điểm du lịch lý tưởng tìm về với cội nguồn, nơi tâm an, con người được hòa mình với thiên nhiên trong chuyến du lịch Quảng Bình.