Hang Lèn Hà – Di tích lịch sử Quốc gia tại Quảng Bình

Một kỳ nghỉ, một chuyến đi xa là một liều thuốc năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp chữa trị nào, cũng vì vậy mà chỉ số hạnh phúc và lượng khách du khách ở Việt Nam luôn đáng gờm trên thế giới. Mỗi người đều chọn riêng cho mình cách khác nhau để tận dụng kỳ nghỉ nhằm xả đi năng lượng xấu. Người chọn gieo mình vào dòng nước mát của Nhật Lệ, người lại chọn thả hồn với hang động bậc nhất – Phong Nha-Kẻ Bàng. Nhưng chỉ khi đến với những khu di tích lịch sử, người ta mới bắt đầu chiêm nghiệm lại, thấm thía trang sử hào hùng, mà lấy đó làm động lực tiếp tục cống hiến thời bình. Từ đây, mình muốn đưa du khách đến với trải nghiệm khu di tích lịch sử Hang Lèn Hà. 

Hang Lèn Hà – Câu chuyện lịch sử hào hùng

Thấm nhuần tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn” nhân dân cả nước nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng vẫn ngày ngày lặng lẽ cống hiến cho nước nhà. Đâu đó ở Hang Lèn Hà, lịch sử vẫn sống động, những câu chuyện, những cảm xúc như vừa mới từ hôm qua trong ký ức người dân Quảng Bình. Dù chiến tranh đã đi qua, độc lập trở lại, nhưng những mất mát hy sinh vẫn là một nỗi đau, một nỗi khắc khoải cho đến tận bây giờ.

Trong khoảng thời gian trường kỳ chống Mỹ, Quảng Bình được xem là hậu phương vững chắc đối với chiến trường lớn miền Nam. Trường Sơn quả giống với các ngòi bút, áng văn thời bấy giờ, tuyến đường ngày đêm đều, đây cũng là lúc người ta có thể thấu được tinh thần đoàn kết yêu nước của Việt Nam đến độ đất trời, con người hòa làm một. Để giành được thắng thế với kẻ thù, chúng ta không chỉ đấu trí mà còn đối phó với vô vàn vũ khí tối tân hiện đại, Bộ Tư lệnh Trường Sơn xác định, ngoài việc vận chuyển quân lương thì công tác thông tin liên lạc trên toàn tuyến luôn phải bảo đảm.

Nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh tại hang Lèn Hà
Nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh tại hang Lèn Hà

Năm 1967, Trạm thông tin liên lạc A69 được thành lập, Hang Lèn Hà được chọn làm nơi đóng quân.Trạm cơ vụ A69 là một phần quan trọng trong tuyến huyết mạch thông tin, đây là nơi đầu tiên nhận mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Trung ương từ Hà Nội đến chiến trường miền Nam. Ngay khi phát hiện được hoạt động bí mật của Trạm cơ vụ A69 và nắm bắt được vị trí quan trọng của hang Lèn Hà, địch thường nhanh chóng ngày đêm đánh phá, tàn sát khu vực này nhằm tiêu diệt, ngăn chặn nguồn thông tin của nước ta.

Câu chuyện thực sự đau thương vào một ngày hè rực đỏ lửa ngày 2/7/1972, trong lúc các cán bộ, chiến sĩ Trạm cơ vụ A69 đang làm nhiệm vụ thì máy bay Mỹ ập tới bất ngờ bắn pháo khói trực tiếp vào nhà ăn của Trạm. Ngay sau đó là 3 quả bom B52 cùng hàng loạt những trận bom phát quang, bom cháy dội thẳng xuống đây. Và chỉ trong vòng 5 phút, 5 phút lịch sử ấy cả khu lán dưới chân lèn bốc cháy dữ dội. Chính trận bom đạn ấy đã cướp đi mạng sống của 13 chiến sĩ trong đó có 3 chiến sĩ nam, 10 chiến sĩ nữ, trạm máy trên hang đá cao bị hư hỏng nặng, mạng cáp nhập đài và khoảng 1.500 m đường dây quanh khu vực Trạm bị đứt nát không liên lạc được. Tổn thất về tài sản là nhỏ, tổn thất về con người là nỗi đau đớn duy nhất mà trận bom đạn mang đến, các anh, chị đã ngã xuống ngay cái tuổi mười tám, đôi mươi – độ tuổi đẹp nhất đời người. 

Tái hiện khúc tráng ca bất tử hang Lèn Hà
Tái hiện khúc tráng ca bất tử của hang Lèn Hà

Sau này khi hòa bình, thống nhất trở lại, tại đây nơi các anh chị đã ngã xuống, nhuộm máu xuống đất Quảng Bình: Trạm cơ vụ A69, tháng 9/2005, một bia tưởng niệm đã được xây dựng, khắc tên 13 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong ngày 2/7/1972. Một ngôi miếu chân núi Lèn Hà (hố bom năm xưa). Cũng từ đây ký ức cũng theo người Quảng Bình mãi về sau về một thời oanh liệt về 13 con người cao cả, họ sống lặng lẽ, đẹp đẽ như những đóa hóa, cho đến cuối cùng họ vẫn còn sống trong trái tim người dân cả nước.

Đường lên hang Lèn Hà

Hang Lèn Hà nay thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, đây là một xã biên giới giáp nước bạn Lào. Hang nằm ở lưng chừng núi đá vôi phía Tây đường Trường Sơn, có độ cao khoảng 150m, hang nằm ở lưng chừng núi, có đỉnh cao nhất là 320m, độ rộng khoảng 420m và cách tuyến đường chiến lược 15A khoảng 3km, đây từng là nơi thường xuyên là trọng điểm bị địch tập trung đánh phá. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hang Lèn Hà Quảng Bình được Trạm Cơ vụ A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc cải tạo thành nơi đặt máy móc điện đàm liên lạc; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được xây dựng làm khu nhà nghỉ, hội trường sinh hoạt của Trạm Cơ vụ A69 và làm kho dự trữ hàng chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam. Phải đến những năm 2008 về đây, tấm biển chỉ dẫn “Di tích lịch sử hang Lèn Hà – nơi 13 chiến sĩ trạm thông tin A69 hi sinh ngày 2-7-1972 – cách 3km”. Và nơi đây sẽ chỉ mãi là một kí ức bị ngủ quên nếu như không có chuyến thăm trở lại của những cựu binh trung đoàn thông tin 134. Một số gợi ý di chuyển dành cho du khách khi tìm đường tới đây đó là khi đi từ đường Hồ Chí Minh từ hướng bắc vào, ra khỏi địa phận giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình sẽ đến ngã ba Thanh Lạng, sau đó du khách sẽ đi men theo bảng chỉ dẫn có dòng “Di tích lịch sử hang Lèn Hà”

Đi từ đường Hồ Chí Minh từ hướng bắc vào, đến ngã ba Thanh Lạng, sau đó du khách sẽ đi men theo bảng chỉ dẫn có dòng “Di tích lịch sử hang Lèn Hà”

Đường vào Di tích lịch sử Quốc gia Hang Lèn Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa
Đường vào Di tích lịch sử Quốc gia Hang Lèn Hà, huyện Tuyên Hóa

Trải qua những trận đánh phá, Hang Lèn Hà phần nào hằn lại những vết tích tới mãi mãi sau này, những vết xước, những cái hố đều là minh chứng cho một lịch sử oanh liệt. Quả thực thì VIệt Nam ta thời bấy giờ nói chung về một thảm cảnh lịch sử, rằng dù xét về mọi phương diện, Việt Nam ta đều bị lép vế, mượn ngòi bút của Tố Hữu ta càng thấm rằng Việt Nam ta chưa bao giờ bị khuất phục: 

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

“Mình đi mình có nhớ không?” Đến đây thực sự mình hơi cảm thấy rợn người bởi câu hỏi này của Tố Hữu, mình cảm nhận được phần nào những mất mát, đớn đau của thiên nhiên đất trời Quảng Bình ngày ấy. Chứng kiến những người anh em xương máu, ruột thịt lần lượt ngã xuống ngay trong lòng mình, trải qua ngần ấy khó khăn, mất mát, hy sinh giờ đây chỉ còn mình hang Lèn Hà ở lại mang những tâm sự, nặng một nỗi lòng đầy nhớ thương.

Không gian lịch sử tại hang Lèn Hà – Tuyên Hóa Quảng Bình 

Hang Lèn Hà đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng và đã được Bộ Tư lệnh Thông tin, UBND tỉnh Quảng Bình đầu tư xây dựng Miếu, Bia để ghi danh, tưởng nhớ các cán bộ, chiến sĩ Trạm Cơ vụ A69 đã hy sinh anh dũng trong ngày 02/7/1972 dưới chân Lèn Hà. Khi tới đây vào các mùa nóng, hang Lèn Hà tạo cho người ta cảm giác man mát, còn đến mùa lạnh thì ở trong hang lại có cảm giác ấm hơn phần nào. Có lẽ cũng bởi vậy mà đây được chọn là căn cứ, nơi nghỉ chân của các chiến sĩ. Một nơi đủ mát mẻ, đủ ấm áp, đủ bí mật để ôm các chiến sĩ vào lòng mà bảo vệ, chở che. Có lẽ khi tới hang Lèn Hà, người ta rất dễ nhận ra những vết sần sùi, gai góc của hang. Với mình đó vừa là minh chứng về một lịch sử tàn khốc, nó vừa như hình ảnh một con nhím xù lông để bảo vệ các chiến sĩ của ta. Khi đến ta thấy yêu hơn lịch sử nước nhà nhưng khi đi du khách đừng quên thắp lại một nén nhang để thể hiện lòng thành. 

Hang Lèn Hà giữa núi rừng 
Hang Lèn Hà giữa núi rừng

Tới hang Lèn Hà, trong không khí vẫn còn đâu đó vết tích lịch sử, người ta thắp lên một nén nhang, du khách có dịp được sống chậm lại, trở lại với giai thoại của 30 năm về trước. Du khách sẽ thấy một nốt trầm trong cảm xúc mà cảm nhận được rằng: À hóa ra Việt Nam cũng từng oanh liệt là thế! Và rồi hít một hơi thật sâu, tái tạo lại năng lượng, sẵn sàng trở lại nhịp sống ngày thường tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp. Hang Lèn Hà đã trở thành một điểm đến du lịch Quảng Bình tâm linh và luôn luôn mở cửa sẵn sàng đón tiếp du khách thập phương về thăm lại một Quảng Bình xa xưa.

Chúc quý khách có một kỳ nghỉ thật trọn vẹn!