Sân bay Khe Gát Quảng Bình dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc

Quảng Bình vùng đất nằm tại  duyên hải miền Bắc Trung Bộ trên bản đồ Việt Nam, không chỉ là nơi sinh ra của những con người nổi tiếng như đại tướng Võ Nguyên Giáp, thầy giáo Chu Văn An, nhà thơ Hàn Mặc Tử… mà nơi đây còn ẩn chứa biết bao di tích lịch sử, những câu chuyện bí ẩn về một thời sống và chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và có thể nói sân bay Khe Gát là một trong những di tích lịch sử minh chứng rõ ràng nhất khắc ghi lại một thời gian khó của dân tộc được giữ gìn vẹn nguyên cho đến ngày nay.

san-bay-khe-gat-quang-binh
Di tích sân bay dã chiến Khe Gát

Vị trí sân bay Khe Gát

Trên cung đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa phận xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để lên đèo Đá Đẽo về huyện Minh Hóa, những người khách phương xa sẽ thấy thú vị khi đi qua một đoạn đường dài gần 2 km, khá rộng so với các đoạn đường trước đó. Sân bay Khe Gát được xây dựng bí mật ấy nằm ở thôn Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, một trong những di tích lịch sử Quảng Bình của hệ thống di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh nằm trong lòng Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

san-bay-khe-gat-quang-binh-1
Sân bay Khe Gát, Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

Quá trình hình thành phát triển

Sự ra đời của sân bay Khe Gát là đóng góp vô cùng quan trọng cho lịch sử nước nhà trong thời điểm chiến tranh gian khó, dù có phải trải qua bao khó khăn, cực nhọc quân đội và nhân dân Việt Nam vẫn một lòng xây dựng tạo nên những chiến công rực rỡ. Tuy rằng hiện nay sân bay không còn được đưa vào sử dụng nhưng vẫn mãi là một chứng minh lịch sử còn mãi của đất nước con người Việt Nam.

Lịch sử ra đời

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tỉnh Quảng Bình có vị trí chiến lược trên tuyến đường Trường Sơn, là đầu mối giao thông quan trọng chi viện cho tiền tuyến, nơi tập kết lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn…Nơi đây thường xuyên bị không quân và hải quân Mỹ đánh phá hòng cắt đứt đường chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

san-bay-khe-gat-quang-binh-2
Toàn cảnh sân bay Khe Gát nhìn từ trên cao

Để thuận tiện trong quá trình chiến đấu cuối năm 1968, Bộ Quốc phòng chủ trương xây dựng sân bay dã chiến với mật danh “B7” tại thôn Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình để yểm trợ cho tuyến đường Trường Sơn đồng thời chia lửa cho sân bay Đồng Hới [1]. Nhiệm vụ xây dựng sân bay được giao cho Tiểu đoàn 28 Công binh (nay là Lữ đoàn 28 Công binh thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân) cùng với sự giúp đỡ của quân dân địa phương và thanh niên xung phong xã Xuân Trạch.

Trận chiến huyền thoại dấu ấn lịch sử

Trận Chiều ngày 19/4/1972, Trạm rađa 403 ở Nhật Lệ (Đồng Hới, Quảng Bình) phát tín hiệu cảnh báo về một nhóm tàu chiến của Mỹ xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nhật Lệ đến Bố Trạch. Nhóm tàu chiến này gồm các tàu: tuần dương hạm USS Oklahoma City, hai khu trục hạm là USS Higbee và USS Lloyd Thomat, cùng với tàu hộ tống tên lửa USS Sterett.

san-bay-khe-gat-quang-binh-3
Sơ đồ trận đánh tàu chiến Mỹ của biên đội MiG-17 ngày 19/4/1972

Đúng 16 giờ 05 phút, hai chiếc máy bay MiG-17 do các phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B từ sân bay Khe Gát xé gió xuất kích. Khi bay qua cửa Lý Hòa, phát hiện được mục tiêu, lúc 16 giờ 13 phút, được lệnh của chỉ huy từ mặt đất, Lê Xuân Dị nhanh chóng cắt bom vào chiếc tàu Khu trục hộ tống USS Higbee theo phương pháp ném bom “thia lia”. Tàu Khu trục hộ tống USS Higbee phát nổ, tạo lên một cột khói lớn, chiếc tàu bị thương nặng, dàn pháo trên boong tàu bị phá hủy. Chiếc MiG -17 thứ 2 do Nguyễn Văn Bảy B tiếp tục bay vòng ra biển, khi đến gần cửa Dinh thì phát hiện đội hình địch. Nguyễn Văn Bảy B cho máy bay lướt qua phía trên tàu địch rồi vòng lại và cắt bom vào chiếc tàu Tuần dương hạm USS Oklahoma City, khiến chiếc tàu bị hỏng hệ thống ra đa cảnh giới và một ụ pháo trên boong. Hai phi công sau khi thực hiện nhiệm vụ đã quay trở về sân bay Khe Gát an toàn.chiến lịch sử làm nên huyền thoại.

san-bay-khe-gat-quang-binh-4
Phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B tập sa bàn đánh tàu chiến Mỹ

Nơi tìm về lịch sử dân tộc

Ngày nay tại sân bay Khe Gát tỉnh Quảng Bình được đa số các du khách ghé thăm khi nhớ về lịch sử anh dũng, chiến thắng oanh liệt hi sinh vì Tổ Quốc thân yêu. Đặc biệt là các cô chú lớn tuổi, các cựu chiến binh may mắn còn sống sót sau khi trải qua trận chiến huyền thoại. Tại sân bay được lập một tấm bia ghi rõ: “ Nơi đây, từ năm 1969 đến 1972, lực lượng không quân đã sử dụng máy bay phản lực chiến đấu để yểm trợ cho những cuộc hành quân của bộ đội ta trên đường Hồ Chí Minh. Riêng ngày 19-4-1972 (16 giờ 5 phút), phi đội MIG-17 của Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) và Lê Xuân Dị bắn cháy hai tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 của Mỹ”. Như muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ mai sau phải luôn tự hào về lịch sử của dân tộc nước nhà

san-bay-khe-gat-quang-binh-5
Bia tưởng niệm sân bay dã chiến Khe Gát

san-bay-khe-gat-quang-binh-6

san-bay-khe-gat-quang-binh-7
Di tích sót lại tại sân bay Khe Gát

Phương tiện di chuyển đến sân bay Khe Gát

Đường đến sân bay Khe Gát tương đối dễ dàng và không mấy khó khăn cho lắm. Nằm dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đường thẳng tắp nên hầu như khách tham quan có thể di chuyển thuận tiện bằng các loại phương tiện khác nhau. Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn khám phá chinh phục chặng đường này bằng các dòng xe mô tô phân khối lớn, đi theo từng đoàn để được trải nghiệm sống hết mình với tuổi trẻ, đam mê

san-bay-khe-gat-quang-binh-8
Những đoàn xe mô tô chinh phục đoạn đường Hồ Chí Minh đến sân bay Khe Gát

Nếu bạn sống tại Quảng Bình thì bạn cùng gia đình nên di chuyển bằng ô tô, xe máy thậm chí gần sân bay bạn cũng có thể dạo bộ đến di tích lịch sử. Còn nếu là du khách từ xa đến tham quan du lịch bạn nên tham khảo các dịch vụ cho thuê xe du lịch, xe tự lái hoặc thuê xe máy tại Đồng Hới, Quảng Bình của QBTRAVEL, để được tư vấn cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian nhé.

san-bay-khe-gat-quang-binh-9
Du khách Check-in trên đường mòn Hồ Chí Minh

Chiến tranh đã qua đi nhưng lịch sử vẫn còn đó, không chỉ sân bay Khe Gát tỉnh Quảng Bình mà còn rất rất nhiều những di tích lịch sử khác còn sót lại trên mảnh đất dân tộc Việt nam. Những dấu ấn lịch sử sẽ và sống mãi trong lòng của mỗi người con, lòng tự hào về dân tộc, về một đất nước tuy còn nhỏ bé nhưng sẽ quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ Quốc dù cho có trăm ngàn gian khổ thậm chí là hy sinh vẫn tự hào nói rằng tôi là một người con của Việt Nam. Sân bay Khe Gát ngày nay là một phần không thể thiếu trên con đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường huyết mạch trên dãy Trường Sơn – trở thành một huyền thoại của không quân Việt Nam trong hành trình giải phóng đất nước.