Di tích Lũy Thầy – Công trình quân sự hào hùng của lịch sử Đồng Hới

“Ai đã qua đèo Ngang, đã sang Ba Rền. Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy”, một di tích lịch sử đi vào cả lời hát của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Giờ đây, QBTravel xin phép được một ngày trở thành hướng dẫn viên du lịch để đưa du khách thăm quan khu di tích lịch sử lừng danh này! Lũy thầy hứa hẹn là một điểm đến cực kỳ lý tưởng cho những ai đam mê du lịch tâm linh, thậm chí cả những tâm hồn cần được healing!!! 

Giới thiệu chung về Lũy Thầy 

Một minh chứng sống cho những trang sử hào hùng của dân tộc ngày nay vẫn đi liền với người dân xứ Quảng. Khi tới đây, du khách có cơ hội được sống lại với người dân Quảng Bình những trang sử hào hùng, những năm tháng vất vả cơ cực mà sau đây QBTravel sẽ giới thiệu đến với mọi người!

luy-thay-dong-hoi-quang-binh
Cổng hạ Lũy Thầy, Quảng Bình Quan

Địa chỉ khu di tích Lũy Thầy

Với những du khách có ít nhiều hiểu biết về lịch sử, có lẽ khi tới đây mọi người cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm tới địa điểm tâm linh này. Lũy Thầy là một điểm đến cực kỳ thân thuộc đối với người dân xứ Quảng, họ coi đây như một phần cuộc sống hiện tại, họ có trách nhiệm bảo vệ cũng như truyền bá tư tưởng hào hùng một thời của nó tới những ai thực sự yêu mảnh đất xứ Quảng này. Lũy bắt đầu từ núi Đầu Mâu mà ngày nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh trải dài và kết thúc ngay ở cửa biển sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới.

Với chiều dài đồ sộ như vậy, nó như thể hiện thân về một chiều dài lịch sử xuyên suốt, trải dài khắp dải đất miền Trung thân thương này! Lũy Thầy Đồng Hới được xây dựng với bố cục 3 lũy chính: Lũy Trường Dục; Lũy Động Hải và lũy Trường Sa. 

Lịch sử hình thành Lũy Thầy

Với những ai lần đầu tới đây thì Lũy Thầy Đồng Hới hay được người dân nơi đây biết đến với cái tên thân thuộc hơn đó là Lũy Đào Duy Từ. Bởi đơn giản Đào Duy Từ chính là cha đẻ của Lũy Thầy Đồng Hới. 

luy-thay-dong-hoi-quang-binh-1
Hệ thống Lũy Thầy, Đồng Hới

Trước đây, Lũy Thầy được xây dựng với mục đích bảo vệ được Đàng Trong. Đây là thời kỳ mà lãnh thổ nước Đại Việt được Chúa Nguyễn ở đằng trong đứng đầu ranh giới kiểm soát từ sông Giang trở vào Nam. Lũy Thầy khi ấy đóng vai trò bảo vệ Đàng Trong trước sự tấn công mạnh mẽ của chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Từ đây, Lũy Thầy củng cố, bảo vệ và giữ vững thành trì giúp Chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ cũng như sự nghiệp Đàng Trong lên tới gần 50 năm từ năm 1627-1672.

Phương tiện di chuyển tới khu di tích Lũy Thầy

Nằm ngay đầu cửa sông Nhật Lệ, vì thế việc di chuyển tới nơi đây hoàn toàn dễ dàng với du khách. Nếu như đoàn chúng ta đi đông mọi người có thể cân nhắc tới việc thuê xe ôtô, nhưng với những du khách thích cảm giác trải nghiệm có thể cân nhắc tới dịch vụ thuê xe máy Đồng Hới, Quảng Bình cho tiện di chuyển và thăm quan. 

Chẳng những chỉ phương tiện đi lại, nếu có thể du khách hãy tới đây với phong thái lịch sự và nhã nhặn nhất có thể. Hãy tới đây với một thái độ sẵn sàng và một trang phục phù hợp nhất có thể bạn nhé!

Những nét độc đáo trong thiết kế của Lũy Thầy 

Nếu như du khách vẫn nghĩ rằng đây đơn giản chỉ là một quần thể di tích lịch sử Quảng Bình nhỏ thì có lẽ sự thật sẽ khiến du khách phải choáng ngợp. Bởi tổng chiều dài của Lũy Thầy Đồng Hới này có diện tích lên tới 34km. Có thể nói nếu như muốn di chuyển hết chiều dài của khu di tích này, chúng ta phải nhờ đến các phương tiện vận chuyển khác có vận tốc nhanh hơn. Không những vậy chiều cao của Lũy Thầu này còn lên tới 3-12m. 

Diện tích trải dài là vậy, nhưng cứ độ 40 thước, người ta lại bắt gặp một pháo đài, trên đó có đặt súng thần công. Nhờ vào tài trí, tinh khôn hơn người, Tướng Đào Duy Từ từ trước đã biết dựa vào địa hình hiểm trở phía Bắc của Quảng Bình có phạm vi hẹp trong đó bên thì dựa vào dãy Trường Sơn,  bên thì là Biển Đông. Nhờ địa hình đó, mà Đào Duy Từ đã thành công xây dựng Lũy Thầy, nó tạo nên hình vòng cung thế nút thắt “cổ chai”.

luy-thay-dong-hoi-quang-binh-3

Trong tưởng tượng của những ai chưa tới đây thăm quan lần nào, có lẽ nhiều du khách sẽ tưởng tượng ra một Lũy Thầy thật đồ sộ, thật choáng ngợp đúng với sự hào hoa cùng thời đó. Nhưng thực chất Lũy Thầy Đồng Hới chỉ được làm bằng đất sét, đá và tre nứa. Tuy đơn sơ, nhưng nó giúp Chúa Nguyễn chống lại tới 7 trận càn quét của Chúa Trịnh.

Những di tích còn sót lại của Lũy Thầy 

Một thời oanh liệt, một thời không ngủ nay còn đâu. Đất nước thống nhất, cả nước được độc lập, hòa bình được lập lại. Duy chỉ còn Lũy Thầy, chỉ còn những vết tích đi cùng thời gian, hằn lên mình Lũy Thầy những “hình xăm” sẽ còn mãi với lịch sử, với nhân loại. Một trong những minh chứng sống cho từng cuộc đụng độ đó là: 

Bia ghi dấu lịch Lũy Thầy, và Di tích Võ Thắng Quan tại núi Đầu Mâu

Hai tấm bia ở núi Đầu Mâu

Bia di tích lịch sử Lũy Trường Sa, Xã Bảo Ninh

Quảng Bình Quan

Phòng Tuyến Nhật Lệ

luy-thay-dong-hoi-quang-binh-4
Bia ghi dấu tích Lũy Thầy
luy-thay-dong-hoi-quang-binh-5
Ngọn hải đăng Nhật Lệ trên đỉnh di tích Lũy Thầy

Và còn hơn thế nữa, thứ mà người dân xứ Quảng ngày nay đem làm tài sản riêng, làm thứ mà người ta có thể hãnh diện khoe với đời, với con cháu họ sau này. Đó là những tấm lòng cao cả, những tấm gương anh dũng đã đi vào nghệ thuật: 

“Lũy Thầy ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu”.

hay

“Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.

Chuyến thăm quan của du khách đã kết thúc, hy vọng rằng với những chia sẻ ít ỏi của QBTravel cũng đủ hành trang cho chuyến du lịch sắp tới của du khách. Đại diện cho những người con xứ Quảng, đại diện cho những ai từng lớn lên dưới Lũy Thầy, QBTravel bằng tất cả lòng nhiệt thành của mình, mong rằng chúng ta sẽ sớm ngày có dịp hội ngộ. Chúc du khách có những ngày nghỉ thật tuyệt vời!